CHI TIẾT DẠNG BÀI TABLE IELTS WRITING PART 1

Trong IELTS Writing Part 1, Table (Phân tích bảng) là một trong những dạng bài khó nhằn, đòi hỏi kĩ năng phân tích và sắp xếp thông tin hợp lý để có thể trình bày các số liệu một cách chính xác và hiệu quả. Hãy cùng IELTS NGỌC BÍCH tìm hiểu kĩ hơn về dạng bài Table này nhé!

Tổng quan về IELTS Writing Part 1 Table:

Phân tích bảng – Table là một trong các dạng biểu đồ của IELTS Writing Part 1. Đề bài sẽ gồm một bảng với nhiều số liệu biểu thị chung một chủ đề nhưng có thể khác nhau về thời gian, đối tượng, địa điểm. Đề bài thường yêu cầu thí sinh tóm tắt và chỉ ra các điểm thay đổi, so sánh các số liệu với nhau.

Ví dụ:

“Summarize the information by selecting and reporting the main features and making comparisons where relevant.”

Tổng thời gian lý tưởng để thực hiện bài thi dạng này là 20 phút, bao gồm tất cả các bước như phân tích đề và thông tin chính, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp.

Các dạng IELTS Writing Part 1 Table:

Dạng đề Table thường sẽ gồm 2 loại chính: 

  • Table không có sự thay đổi theo thời gian
  • Table có sự thay đổi theo thời gian

1. Dạng Table không có sự thay đổi theo thời gian:

Dữ liệu trong dạng biểu đồ này thường không có mốc thời gian hoặc chỉ có một mốc thời gian duy nhất. Đối với dạng này, bạn chỉ cần so sánh số liệu của các cột với nhau.

Dạng bài này không cần chỉ ra xu hướng thay đổi của số liệu mà chỉ so sánh chúng với nhau và đưa ra các chỉ số nổi bật như: điểm cao nhất, điểm thấp nhất, điểm thay đổi nhiều nhất,..

Hình ảnh cho Table IELTS Writing không thay đổi theo thời gian

2. Dạng Table có sự thay đổi theo thời gian:

Ở dạng đề này, biểu đồ gồm nhiều số liệu thuộc các mốc thời gian khác nhau. Ngoài việc so sánh giữa các hạng mục với nhau, thí sinh còn phải thể hiện rõ sự tăng giảm của mỗi mục qua thời gian. 

Khá tương tự với biểu đồ đường và cột, để làm dạng bài biểu đồ bảng có sự thay đổi theo thời gian, thí sinh cần chỉ ra xu hướng thay đổi của số liệu trong khoảng thời gian đề cho và chỉ ra các chỉ số nổi bật của các mục như đối tượng tăng nhanh/ chậm và so sánh chúng với nhau.

Hình ảnh cho Table IELTS Writing thay đổi theo thời gian 

Cấu trúc IELTS Writing Part 1 Table:

Những từ vựng và cấu trúc dùng cho dạng bài Table cũng tương tự như các dạng bài Diagram (Biểu đồ) còn lại. Bạn cần hiểu được đặc điểm của từng dạng vì các dạng có yếu tố thời gian thường sử dụng những cấu trúc, ngôn ngữ thể hiện xu hướng tăng, giảm, không thay đổi. Còn đối với những dạng không có yếu tố thay đổi thời gian thì sử dụng nhiều hơn các cấu trúc so sánh để thể hiện sự khác nhau giữa các đối tượng.

Cả hai dạng biểu đồ bảng đều có cách triển khai cấu trúc bài viết tương tự nhau, gồm 4 phần chính:

Opening: Paraphrase lại đề bài theo ý của bạn (1 câu)

a. Xác định những đối tượng quan trọng trong đề bài:

  • Subject: Chủ ngữ
  • Verb: Động từ
  • What: Số liệu trong bảng thể hiện nội dung gì?
  • Where: Số liệu trong bảng được lấy ở đâu?
  • When: Số liệu được thu thập vào thời điểm nào?

b. Paraphrase đề bài:

  • Sử dụng từ đồng nghĩa:
  • show => present, witness, illustrate, display,..
  • percentage => proportion
  • Thay đổi cấu trúc câu:
  • Chuyển chủ động sang bị động và ngược lại
  • Thay đổi chủ ngữ
  • Sử dụng cấu trúc chủ ngữ giả
  • Thay đổi động từ

c. Cấu trúc cho phần mở bài dạng Table:

SubjectVerbWhatWhenWhere
The tablepresentswitnessshowsillustratesdisplaysgives information aboutindicateshow many/ how much S + VS + Vthe percentage of/ the proportion of S + VThời gian:in … in… and …Địa điểmin… countriesin.. types of…

2. Overview: Miêu tả tổng quát bài viết và không được đưa số liệu hay mô tả quá chi tiết vào đây (2-3 câu)

a. Đối với dạng biểu đồ bảng không có yếu tố thời gian, cần nêu được những điểm chính sau:

  • Giá trị lớn nhất của từng đối tượng/ tiêu chí/ tổng các tiêu chí của từng đối tượng
  • Giá trị nhỏ nhất của từng đối tượng/ tiêu chí/ tổng các tiêu chí của từng đối tượng
  • Chênh lệch lớn nhất thuộc về tiêu chí nào

b. Đối với dạng biểu đồ bảng có yếu tố thời gian, cần nêu được những điểm chính sau:

  • Xu hướng của từng đối tượng
  • Đối tượng tăng/ giảm mạnh nhất
  • Xếp hạng

c. Một số cấu trúc cho phần Overview:

  • Looking at the table/ As can be seen from the table: Từ bảng có thể thấy rằng
  • It is clear that/ It is noticeable that/ It can be seen that: Rõ ràng là/ Đáng chú ý là/ Có thể thấy rằng
  • There + tobe + more/ less … than … : Có nhiều … hơn …
  • … is twice/ three times/ as much as/ as many as … : … nhiều gấp đôi/ gấp ba/ bằng với …
  • S + V + the lowest/ the highest figure/ data/ number/ proportion of … : … có số liệu/ dữ liệu/ số lượng/ tỷ lệ thấp nhất/ cao nhất về …
  • The lowest/ highest figure/ data/ number/ proportion of … is recorded in … :  Số liệu/ dữ liệu/ số lượng/ tỷ lệ thấp nhất/ cao nhất về … được ghi nhận ở …

3. Body 1 & 2: Miêu tả tóm tắt các điểm nổi bật của bảng dữ liệu đã nêu ở Overview (Mỗi đoạn 3-4 câu)

Lưu ý: Sử dụng thêm các từ nối như while, whereas, in addition, likewise, in contrast để thể hiện sự tương đồng/ tương phản, làm nổi bật ý so sánh.

Một số mẫu câu cho phần thân bài dạng biểu đồ bảng;

  • During the same period: Trong cùng giai đoạn đó
  • Throughout the period examined/ studied: Trong suốt giai đoạn nghiên cứu
  • Compared to (the other)..: So sánh với …
  • By contrast,…: Ngược lại,..
  • Instead, …: Thay vì,..
  • While,..: Trong khi,..
  • However,..: Tuy nhiên,..

Từ vựng cho IELTS Writing Part 1 Table:

1. Từ vựng dùng để miêu tả:

  • increase from … to …: tăng từ … tới …
  • rise to: tăng đến …
  • climb by/ grow by … : tăng thêm …
  • decrease from … to … : giảm từ … tới …
  • decline to … : giảm tới …
  • fall by/ drop by … : giảm thêm …
  • dwindle away : giảm đi
  • remain stable at…/ remain unchanged around …/ remain steady : ổn định/ giữ nguyên tại …
  • fluctuate around/ oscillate around … : dao động tại khoảng

2. Từ vựng chỉ xu hướng:

  • an upward trend/ a growth by: xu hướng tăng trưởng/ sự tăng trưởng
  • a downward trend by/ a decline : xu hướng giảm
  • no change at/ around: sự ổn định/ giữ nguyên tại khoảng
  • a fluctuation around/ oscillation around … : sự dao động tại khoảng

3. Từ vựng miêu tả sự tăng giảm:

  • slight – slightly: không đáng kể
  • minimal – minimally: không đáng kể
  • insignificant – insignificantly: không đáng kể
  • moderate – moderately: đáng kể
  • significance – significantly: đáng kể
  • considerable – considerably: đáng kể
  • substantial – substantially: đáng kể
  • sharp – sharply: đáng kể
  • dramatic – dramatically: đáng kể

Bài mẫu cho IELTS Writing Part 1 Table:

Bài mẫu 1:

The table below illustrates the percentage of national consumer expenditure by category in five different countries in 2002.

It can be seen that there were significant differences in consumer spending habits across the five countries in 2002.

Food, drinks, and tobacco was the largest category of consumer spending in all five countries, accounting for the highest percentage of expenditure in Turkey (32.14%) and the lowest in Italy (16.36%). 

Clothing and footwear was the second largest category of consumer spending in all countries except Turkey, where it was the third largest. The highest percentage of expenditure on this category was in Italy (9.00%) and the lowest in Sweden (5.40%).

Leisure and education was the third largest category of consumer spending in all countries except Turkey, where it was the fourth largest. The highest percentage of expenditure on this category was in Sweden (3.22%) and the lowest in Spain (1.98%).

In conclusion, the table shows that there were significant variations in consumer spending habits across the five countries in 2002. These differences may be due to a variety of factors, such as cultural differences, economic factors, and government policies.

Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng quốc gia theo danh mục ở năm quốc gia khác nhau vào năm 2002.

Có thể thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về thói quen chi tiêu tiêu dùng giữa năm quốc gia vào năm 2002.

Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá là hạng mục chi tiêu tiêu dùng lớn nhất ở cả năm quốc gia, chiếm tỷ lệ chi tiêu cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ (32,14%) và thấp nhất ở Ý (16,36%).

May mặc và giày dép là hạng mục chi tiêu tiêu dùng lớn thứ hai ở tất cả các quốc gia trừ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây là hạng mục lớn thứ ba. Tỷ lệ chi tiêu cao nhất cho hạng mục này là ở Ý (9,00%) và thấp nhất ở Thụy Điển (5,40%).

Giải trí và giáo dục là hạng mục chi tiêu tiêu dùng lớn thứ ba ở tất cả các quốc gia trừ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây là hạng mục lớn thứ tư. Tỷ lệ chi tiêu cao nhất cho hạng mục này là ở Thụy Điển (3,22%) và thấp nhất ở Tây Ban Nha (1,98%).

Có thể kết luận rằng, biểu đồ bảng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về thói quen chi tiêu tiêu dùng giữa năm quốc gia vào năm 2002. Những khác biệt này có thể do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như sự khác biệt về văn hóa, yếu tố kinh tế và chính sách của chính phủ.

Bài mẫu 2:

The table below shows the percentage of children with different educational problems in two primary schools in 2005 and 2015.

Overall, it is clear that the percentage of children with educational problems in school A decreased and the percentage of children with educational problems in school B increased between 2005 and 2015.

In 2005, School A had a higher percentage of children with all seven educational problems than School B. The most common problems in School A were following instructions (42%) and concentration in lessons (40%). In School B, the most common problems were following instructions (6%) and concentration in lessons (15%).

By 2015, the percentage of children with all educational problems had decreased. In School A, the most common problems were concentration in lessons (18%) and verbal expression of ideas (21%). In School B, the most common problems were concentration in lessons (15%) and listening skills (12%).

The decrease in the percentage of children with educational problems may be due to a number of factors, such as improved teaching methods, smaller class sizes, and more support for children with special needs.

Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề giáo dục khác nhau ở hai trường tiểu học vào năm 2005 và 2015.

Nhìn chung, rõ ràng là tỷ lệ trẻ em gặp vấn đề giáo dục ở trường A giảm và tăng ở trường B từ năm 2005 đến năm 2015.

Năm 2005, Trường A có tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề giáo dục cao hơn Trường B ở cả bảy lĩnh vực. Các vấn đề phổ biến nhất ở Trường A là làm theo hướng dẫn (42%) và tập trung trong giờ học (40%). Ở Trường B, các vấn đề phổ biến nhất là làm theo hướng dẫn (6%) và tập trung trong giờ học (15%).

Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề giáo dục đã giảm ở cả hai trường. Ở Trường A, các vấn đề phổ biến nhất là tập trung trong giờ học (18%) và thể hiện ý tưởng bằng lời nói (21%). Ở Trường B, các vấn đề phổ biến nhất là tập trung trong giờ học (15%) và kỹ năng nghe (12%).

Sự giảm sút tỷ lệ trẻ em gặp vấn đề giáo dục có thể là do nhiều yếu tố, chẳng hạn như phương pháp giảng dạy được cải thiện, sĩ số lớp học nhỏ hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Kết luận:

Bìa viết trên đã chỉ ra những dạng IELTS Writing Part 1 Table và cách viết bài dạng này. Qua đó, IELTS NGỌC BÍCH hy vọng bạn có cái nhìn rõ hơn về dạng biểu đồ bảng này. Chúc bạn học tập và làm bài thi thật hiệu quả.

Xem thêm:

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ HỌC 

Hotline: 09.3456.32.95 (GV Ngọc Bích)

Facebook: NGOC BICH IELTS

Fanpage: IELTS NGỌC BÍCH

Youtube: IELTS NGỌC BÍCH

Cơ Sở: Số 36, Đường D2, KDC Phú Hồng Thịnh 09, P.Bình An, TP. Dĩ An, Bình Dương (Khu vực Làng ĐHQG HCM)

HOF: Số 18, Đường 8A, KDC An Phú – An Khánh, P. An Phú, TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. 

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí, cơ hội nhận khuyến mãi: CLICK HERE

Leave a Reply

error: Content is protected !!